Skip to main content
google panda là gì

Google Panda là gì? Cách khắc phục tốt nhất khi bị dính Google panda 2021

Bạn sẽ bất ngờ nếu biết rằng có đến 95% người quản trị website không hề biết mình đang dính hình phạt của Google panda. Đây là trường hợp phổ biến khi họ chưa biết Google panda là gì cũng như không hiểu về thuật toán và cách khắc phục hình phạt này sao cho hiệu quả.

Nếu bạn đang gặp phải trường hợp này thì những thông tin chi tiết sau đây sẽ giúp bạn có thể nắm rõ Google panda là gì cũng như các vấn đề liên quan và đặc biệt cách khắc phục tốt nhất khi website dính phải lỗi này.

Thuật toán Google Panda là gì?

Thuật toán Google Panda được Google cho ra đời vào tháng 2/2011. Đây là một thuật toán giúp Google có thể hạn chế được các content trên website kém chất lượng như sao chép, spam, spin,… từ đó xếp hạng trong bảng tìm kiếm và đưa đến cho người dùng một kết quả thích hợp nhất.

Google panda là gì?
Google panda là gì?

Thuật toán Panda dù có thông minh đến đâu thì cũng chỉ là một ngôn ngữ máy móc được cài đặt sẵn vì thế nếu nghiên cứu kĩ, bạn có thể nắm được một số nguyên tắc hoạt động của nó để có thể có phương pháp tối ưu nhất để có thể tối ưu hóa cho website của mình.

Click Through Rates luôn quan trọng ( CTR)

CTR được cho là tỷ số click vào link hiển thị kết quả tìm kiếm trên Google, có nghĩa là người chọn đã chọn liên kết dẫn về website của bạn trong hàng đống liên kết có kết quả tương tự được Google hiển thị. Điều này giúp Google có đánh giá cao hơn về chất lượng và độ uy tín của website mà bạn sở hữu.

Dựa vào các trang trên website mà xếp hạng tên miền

Việc bạn quá chú trọng tạo ra các backlink dẫn về trang chủ mà lại không chủ trọng đưa về các bài viết hay trong website sẽ làm cho website của bạn tụt hạng. Điều này có thể hiểu rằng nếu website của bạn có 10 trang nội dung nhưng chỉ có 2 hoặc 3 trang chất lượng, phần còn lại kém chất lượng thì trang của bạn sẽ bị kéo tụt hạng do các website này.

Thuật toán Google Panda mà bạn cần biết
Thuật toán Google Panda mà bạn cần biết

Điều này cho bạn một kinh nghiệm rằng hãy chú trọng tạo backlink chất lượng và tăng cường seo các trang chất lượng.

Tương tác trong website là điều quan trọng

Nếu trang web của bạn có thể làm cho khách hàng truy cập nhiều và tương tác nhiều như nhấp vào link liên kết, để lại thông tin, xem video,… thì đây là yếu tố giúp Google đánh giá cao chất lượng website của bạn. Cùng vì điều này mà sau mỗi lần Google Panda cập nhật thì không có lý do mà trang web của bạn bị đánh thứ hạng thấp.

Exact Match Domain ( EMD) không phải lúc nào cũng quan trọng

Chúng ta điều biết rằng khi chọn tên miền có chứa đầy đủ từ khóa sẽ giúp website của bạn có thứ hạng khá cao về từ khóa đó.

Tuy nhiên bạn cũng phải cần thận khi chọn tên miền vì nếu tên miền chứa từ khóa quá chính xác thì Google đang nghi ngờ bạn đang cố tình seo từ khóa đó.

Content is King 

Các anh em làm seo không ai không biết đến câu thần chú này và đến hiện tại thì nó vẫn đúng vì content chất lượng đã giúp đẩy mạnh hiệu quả của seo. Vào tháng 9/2018 đã có khá nhiều website bị rớt thứ hạng vì chiến dịch đánh giá chất lượng content của

Google vì Google luôn muốn nội dung phải thật sự hữu ích khi được đưa đến với người dùng.

Google Panda cập nhật thứ hạng website theo định kỳ 30 ngày

Thuật toán Panda được đánh giá là thuật toán khá phức tạp và máy móc với định kỳ cập nhật thứ hạng cho website là 30 ngày một lần. Vì thế bạn có thể hiểu rằng nếu bạn đã có sự thay đổi để phù hợp với tiêu chuẩn đặt ra của Google thì 30 ngày sau bạn mới nhận được kết quả chính xác là website của mình tăng hạng hay rớt hạng.

Return visitor là yếu tố được đánh giá cao

Việc truy cập của người dùng đến website của bạn là vô cùng quan trọng nhưng nó càng được đánh giá cao hơn khi lượt khách này truy cập trở lại với tần suất thường xuyên hơn. Yếu tố này sẽ giúp Google đánh giá cao về sự uy tín của website của bạn nhất là thời điểm mà Google Panda đã được cập nhật.

Google Panda đánh giá những yếu tố nào

Mục tiêu của Google là luôn mang đến những thông tin chất lượng đến người dùng vì thế những thông tin copy, kém chất lượng,… là việc làm trái với mục tiêu này. Vì thế nếu bạn đang thắc mắc yếu tố mà Google panda đánh giá là gì thì đây là câu trả lời cho bạn

Google panda đánh giá những yếu tố nào?
Google panda đánh giá những yếu tố nào?

Những yếu tố sau đây sẽ được Google panda chú ý

  • Thin content: nội dung của các văn bản ngắn hoặc chứa quá ít thông tin
  • Duplicate content: nội dung của website là nội dung được copy, spin, trùng lặp
  • Low-quality content: nội dung có chất lượng kém, không có giá trị cho người đọc
  • Nội dung mang quá nhiều hình thức quảng cáo
  • Nội dung của website không được người dùng chấp nhận và bị chặn
  • Website thiếu sự tin cậy
  • Nội dung trên website là nội dung thu nhặt, sao chép,… từ các website khác.

Nguyên nhân web bị dính panda

Sau khi hiểu được thuật toán của Google panda là gì, chúng ta hoàn toàn có thể xác nhận được nguyên nhân khiến website của mình bị dính Panda

Nội dung mỏng ngắn (thin content)

Chúng ta có thể hiểu lỗi này theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng, đó chính là những website này vừa có nội dung ngắn mà vừa kém chất lượng thường gặp như

  • Copy nội dung từ trang web khác
  • Nội dung kém chất lượng, không cung cấp nhiều giá trị cho người đọc
  • Chủ đề và nội dung bài viết không đồng nhất cũng như không liên quan nhiều đến lĩnh vực chính mà website đang hướng đến.
Nguyên nhân khiến website bị dính lỗi Google Panda
Nguyên nhân khiến website bị dính lỗi Google Panda

Trùng nội dung (duplicate content)

Đây là lỗi mà nhiều quản trị website luôn lo lắng vì nó chính là nguyên nhân lớn khiến Google panda để ý đến website của bạn.

Việc nội dung bị trùng lặp là do bạn không biết ghi gì vì thế đã sao chép ở nhiều website có nội dung tương tự.

Không chỉ là lỗi trùng lặp với các website khác mà lỗi này cũng thường xảy ra ngay trên chính website của bạn vì bạn có nhiều trang mang nội dung tương tự, thiếu đi sự sáng tạo, linh hoạt.

Cách đánh giá trùng lặp website sẽ dựa trên các tiêu chí sau

  • Nội dung của từng trang trên website
  • Thẻ meta description
  • Các heading, code HTML, giao diện website, khung design mặc định.

Khi Google kiểm tra thì code HTML sẽ được cào từ trên xuống và từ trái qua. Việc website có khung design giống nhau ở mỗi trang hoặc nếu bài viết có ít từ mà khung design cố định quá lớn sẽ bị coi là trùng lặp. HTML phải đạt unique hơn 51% thì sẽ coi như an toàn.

Lỗi Duplicate content này thường mắc rất nhiều ở các website Việt Nam và nhất là các trang thương mại điện tử.

Content farming

Đây là thuật ngữ chỉ các website mắc lỗi thu nhặt hoặc sao chép nội dung của nhiều website sau đó nhồi nhét từ khóa để có thể tối ưu seo và vượt lên trên bảng thứ hạng tìm kiếm nhưng không đem đến nhiều giá trị mà người dùng cần.

Website có quá nhiều nội dung quảng cáo

Bạn thường thấy các website này có nhiều banner quảng cáo nhảy ra khi người dùng vừa nhấp vào website hoặc trong lúc đang đọc nội dung của trang, hoặc giao diện trang chứa chi chít quảng cáo nhưng rất ít nội dung cần thiết. Các loại website này sinh ra chủ yếu để kiếm tiền từ việc đặt banner quảng cáo nên sẽ rất ít nội dung và vì thế cũng là tâm điểm chú ý của Google Panda

Trộn nội dung (Spin content)

Spin content chính là việc bài viết trên các trang sử dụng ý nghĩa của bài viết gốc và xáo trộn nội dung này lại với nhau. Đây là lỗi mà Google đã tạo ra rất nhiều thuật toán để nhằm xóa sổ và hiện đại nhất hiện nay chính là Google Panda.

Dấu hiệu nhận biết web bị phạt panda

Việc tìm hiểu về những đặc điểm của thuật toán của Google Panda là gì sẽ giúp bạn nhận biết được chính xác website của bạn có bị dính hay không thông qua các dấu hiệu sau

Dấu hiệu nhận biết bị phạt Google Panda
Dấu hiệu nhận biết bị phạt Google Panda

Sử dụng Webmaster Tool

Bạn chỉ cần đăng ký sử dụng Webmaster Tool thì mọi thông tin về hành động cần thiết cho website sẽ thông báo về mục Manual action.

Khi nhận được thông báo từ Google về các hành động spam link có trên website của bạn thì hãy nhanh chóng khắc phục ngay để tránh việc bị phạt bởi Google Panda.

Organic traffic giảm dần theo thời gian

Việc giảm Organic traffic là dấu hiệu nhận biết dễ dàng nhất. Có thể khoảng thời gian đầu thì không có ảnh hưởng gì nhiều nhưng sau đó 1 – 2 tháng hoặc vài tuần mà hiện tượng này vẫn kéo dài và trầm trọng hơn thì sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khác cho website của bạn.

Nếu website của bạn có độ trùng lặp ít thì Google Panda sẽ đợi đến khi đủ 20% – 30% thì mới kéo hẳn Organic traffic xuống, điều này khác hoàn toàn so với lỗi Penguin vì khi mắc lỗi này, traffic sẽ kéo xuống tận đáy một cách nhanh chóng.

Traffic giảm một nửa

Dấu hiệu traffic mất đi một nửa trong khi bình thường website vẫn hoạt động tốt, lúc này lượng traffic vẫn có nhưng không đáng kể, và nó chính là dấu hiệu mà website gặp phải khi dính Google Panda. Điều này sẽ khiến thứ hạng trang của bạn bị mất hút xuống cuối trang 1 hoặc nhảy qua trang 2.

Cách khắc phục khi bị dính panda

Khi đã hiểu được các yếu tố đánh giá cũng như dấu hiệu bị dính phạt Google Panda là gì thì bạn hãy nhanh chóng khắc phục ngay nếu website bạn mắc phải theo các cách sau đây

Cách khắc phục khi bị dính Google Panda
Cách khắc phục khi bị dính Google Panda

Cải thiện content kém chất lượng và content mỏng

Đặt mình vào vị trí là người dùng đang tìm kiếm nội dung cần thiết và đánh giá lại chất lượng nội dung của website mình. Từ đó, bạn sẽ tìm được cách khắc phục tốt như loại bỏ một số content không phù hợp, chỉnh sửa hoặc thêm các nội dung tốt hơn, có giá trị hơn.

Bỏ nội dung kém chất lượng

Khi phát hiện ra nội dung kém chất lượng trên một url mà Google Panda đã phạt thì bạn có thể áp dụng cách sau

Chiến lược Giữ – bỏ: loại bỏ các nội dung kém chất lượng, không chỉnh sửa được còn nếu nội dung đã tốt không có gì đáng phàn nàn thì hãy để chế độ noindex nó.

Không đặt nhiều quảng cáo

Bạn hãy hạn chế các banner và nội dung quảng cáo trên các trang của website mà bạn đang quản trị cũng là cách tốt nhất khiến Google Panda không chú ý đến bạn.

Trên đây là tất cả các thông tin cần thiết mà bạn cần biết về thuật toán Google Panda là gì cũng như dấu hiệu và cách khắc phục tốt nhất các lỗi sai này để tránh bị phạt. Để có thêm kinh nghiệm quản trị website và có chiến lược tốt cho website của mình, bạn hãy xem thêm các bài viết liên quan bên dưới nhé!


admin

123456

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận