Skip to main content
Google Tag Manager là gì

Google tag manager là gì? Những kiến thức cần biết về google tag manager

Google tag manager chắc chắn là cụm từ không còn xa lạ đối với tất cả mọi người nữa. Tuy nhiên để sử dụng được google tag manager một cách hiệu quả và linh hoạt nhất là điều không hề dễ dàng. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về google tag manager là gì? Một số ứng dụng của google tag manager trong SEO.

Vậy hiểu Google tag manager là như thế nào?

Google tag manager là gì

Có thể hiểu đơn giản, google tag manager là một trong những công cụ giúp bạn dễ dàng cập nhật cũng như quản lý tất cả các thẻ trong website như thẻ theo dõi ( google analytics) hay thẻ tiếp thị lại ( google ads, facebook pixel) và một số thẻ tối ưu chuyển đổi ( crazy egg, hotjar,..).

Chỉ với Google Tag Manager thì bạn hoàn toàn có thể cài và quản lý các thẻ trong công cụ mà không liên quan tới mã nguồn của website. Chính vì vậy, GTM ( google tag manager) sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng.

Các lý do nên sử dụng google tag manager?

Sau khi đã hiểu được google tag manager là gì thì bạn hãy tìm hiểu ngay những lý do tại sao bạn nên sử dụng google tag manager dưới đây.

Lợi ích tối ưu hóa chuyển đổi và người dùng

Lợi ích tối ưu hóa chuyển đổi và người dùng
Lợi ích tối ưu hóa chuyển đổi và người dùng

Google tag manager giúp khách hàng có thể hỗ trợ tracking các hành vi người dùng hiệu quả trên website. Không dừng lại ở đó, sử dụng GTM sẽ giúp bạn hiểu rõ được testing và react và điều chỉnh phù hợp với mục tiêu của website.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dễ dàng sử dụng lại các bản mẫu và duplicate khi sử dụng Google tag manager. Ngoài ra, GTM còn giúp bạn theo dõi các Subdomain hay Cross Domain,..

Một trong những điểm tốt khi sử dụng Google tag manager đó chính là việc bảo mật, quản lý người dùng và các workspace khác,..

Những lợi ích của GTM có trong SEO

Google tag manager có rất nhiều lợi ích trong SEO mà bạn không thể bỏ qua như:

Bạn có thể chèn các schema vào những website của mình ở từng page khác nhau. Không dừng lại ở đó, bạn hoàn toàn có thể gắn các tracking cho người dùng. Điều này sẽ giúp bạn nắm được hành vi người dùng. Từ đó bạn có thể dễ dàng cải thiện các dịch vụ và yếu tố trên website mình như content hay UX/ UI,.. Sau khi đã biết được google tag manager là gì và những lợi ích của nó, đến đây bạn hãy tìm hiểu sự khác biệt giữa GTM và Google Analytics.

GTM (Google Tag Manager) và GA (Google Analytics) khác nhau như thế nào?

Google Analytics và GTM
Google Analytics và GTM

Ngoài thắc mắc google tag manager là gì? Thì rất nhiều người cũng đang băn khoăn sự khác nhau giữa Google Analytics và GTM.

GA và GTM là những ứng dụng do Google tạo ra để phục vụ cho hai mục đích hoàn toàn khác nhau.

GTM (Google Tag Manager) được người quản trị sử dụng để có thể quản lý các mã theo dõi Javascript và Google Analytics (GA) là 1 trong những đoạn mã cần thiết để quản lý.

Là một công cụ phân tích trang web GA (Google Analytics) được sử dụng để cung cấp các báo cáo cho người quản trị web. Google Tag Manager được thiết lập để có thể gởi dữ liệu website của bạn đến các đơn vị hoặc công cụ tiếp thị chuyên dùng khác để dễ dàng quan sát, tối ưu chuyển đổi một cách hiệu quả cho trang web, góp phần giữ chân người dùng và tạo ra những tệp khách hàng tiềm năng.

Xem thêm: Google Analytics – Những Điều Cơ Bản Cần Biết

Tuy nhiên nếu bạn không muốn sử dụng trình quản lý thẻ của Google. Bạn có thể theo dõi trang web của mình bằng 1 đoạn mã Google Analytics được gắn trực tiếp trên trang web của bạn và điều đó sẽ làm hạn chế sự linh hoạt trong công việc nếu bạn là một nhà tiếp thị chuyên nghiệp.

Ví dụ: Như mình đã có trình bày Google Analytics là một mã để theo dõi website. Theo như chỉ dẫn của GA thì bạn sẽ phải đặt 1 đoạn mã vào trong thẻ header của website để GA có thể thực hiện việc theo dõi và phân tích

Đây là một mã theo dõi ví dụ

<!– Global site tag (gtag.js) – Google Analytics –>

<script async src=”https://www.googletagmanager.com/gtag/js?id=UA-83848370-1″></script>

<script>

window.dataLayer = window.dataLayer || [];

function gtag(){dataLayer.push(arguments);}

gtag(‘js’, new Date());

gtag(‘config’, ‘UA-XXXXXXX-X’);

</script>

Vì vậy Google Tag Manager sẽ cung cấp một mẫu thẻ như trên để các bạn có thể thiết lập cho trang web của mình. Việc thiết lập được thực hiện như sau:

  • Nhấn New
  • Chọn Tag Configuration và chọn loại thẻ
  • Gắn ID dùng để đo lường luồng dữ liệu Google Analytics 4 của bạn
  • Nhấn kích hoạt và chọn tất cả các trang

Sau khi tạo xong, Google Tag Manager sẽ tự động theo dõi số lần xem trang trên những trang bạn đã thiết lập đoạn mã vùng chứa GTM. Và những lần xem trang đó sẽ được chuyển qua Google Analytics. Nếu bạn đã bật chế độ đo lường nâng cao thì những sự kiện khác cũng được GA4 tự động theo dõi.

Những hạn chế của Google Tag Manager

Google Tag Manager là gì

Ngoài việc thắc mắc google tag manager là gì, nhiều người cũng băn khoăn những hạn chế khi sử dụng công cụ này. Mặc dù GTM có rất nhiều ưu điểm tốt nhưng nó cũng đem lại một số rắc rối đối với người sử dụng phải kể đến như:

Nắm vững các kiến thức kỹ thuật kể cả các thiết lập đơn giản

Đối với những người mới học và sử dụng công cụ GTM thì điều này thực sự gây rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy bạn phải nắm được những kiến thức cơ bản và nắm bắt được các kỹ thuật trước khi đi vào thực hành với Google Tag Manager. Bởi vì, nếu như bạn không có các kiến thức nền thì bạn rất khó có thể hiểu và sử dụng GTM một một cách hiệu quả.

Đầu tư thời gian

Ngoài việc nắm vững các kiến thức thì để sử dụng Google Tag Manager linh hoạt bạn cần đầu tư quỹ thời gian. Bạn phải dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu cũng như thử nghiệm google tag manager. Chính vì vậy, điều này có thể khiến cho rất nhiều người dễ nản chí và bỏ cuộc.

Mất nhiều thời gian cho việc khắc phục sự cố

Việc khắc phục sự cố cũng là điều mà rất nhiều người cần phải thực hiện khi thiết lập các thẻ trình kích hoạt. Không dừng lại ở đó, nếu như bạn sử dụng GTM không thường xuyên thì điều này có thể khiến bạn dễ mất đi các kiến thức đã học. Chính vì vậy, GTM cũng có rất khó khăn cho người sử dụng. Bạn hãy bổ sung kiến thức và cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định tìm hiểu Google tag manager.

Hướng dẫn cài đặt Google Tag Manager cơ bản

Để setup Google Tag Manager lên trang web để dễ dàng theo dõi. Bạn cần làm theo các bước sau đây:

Bước 1: Truy cập trang web GTM

Truy cập vào website tagmanager.google.com thông qua việc gõ từ khóa ” Google Tag Manager” trên thanh tìm kiếm Google.

Bước 2: Tạo tài khoản GTM

Sau khi đăng nhập tài khoản Google, chúng ta cần bổ sung 1 vài thông tin cơ bản như sử dụng tên công ty như Công ty Vũ Long hoặc website của mình vulong.vn để tiện cho việc quản lý. Mục tên tài khoản bạn có thể lựa chọn 1 cái tên phù hợp sao cho dễ nhớ, chọn tên quốc gia và nhấn tiếp tục để qua bước tiếp theo.

Bước 3: Tạo và thiết lập vùng chứa (container)

Tương tự như tên tài khoản của bạn, bạn có thể đặt một cái tên phù hợp dễ nhớ sau đó chọn loại container phù hợp như web, IOS, AMP, Android ở nơi sử dụng vùng chứa và nhấn Tạo.

Bước 4: Gắn đoạn mã Google Tag Manager lên trang web

Sau khi nhấn nút tạo, 1 cửa sổ hiển thị những thông tin điều khoản sử dụng sẽ hiện ra để bạn có thể chấp nhận và xác nhận sử dụng Google Tag Manager

Và sau đó, màn hình sẽ xuất hiện 1 bảng thông báo cung cấp đoạn mã container mà bạn vừa tạo ra.

Những đoạn mã này khá phức tạp vì thế nên chúng ta chỉ cần thực hiện thao tác sau:

  • Copy và dán đoạn GTM đầu vào trong thẻ head của trang web.
  • Đoạn còn lại chúng ta sẽ đặt trong thẻ body của website.

Sau khi dán, bạn kiểm tra xem đoạn mã Google Tag Manager bạn đặt có đúng hay chưa, có thể bạn sẽ phải cần cài đặt Addon Google Tag Assistant vào trình duyệt của mình để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất

Ngay sau khi cài đặt Google Tag Assistant, bạn kiểm tra xem mình đã cài đặt đoạn mã Google Tag Manager bằng cách nhấn vào biểu tượng Tag Assistant trên thanh công cụ. Nếu thẻ Tag Assistant có màu xanh thì hãy an tâm vì bạn đã hoàn thành việc cài đặt Google Tag Manager

Hi vọng rằng, với những thông tin ở trên bạn đã biết được google tag manager là gì? Bên cạnh đó, bạn cũng tìm hiểu được những lợi ích và khó khăn khi sử dụng công cụ này. Hãy dành thời gian và tìm hiểu thật kỹ các kiến thức để ứng dụng GTM một cách hợp lý nhé! Chúc các bạn thành công.

Ngoài ra nếu các bạn cần tìm kiếm 1 đơn vị dịch vụ SEO tphcm chất lượng uy tín thì các bạn có thể tham khảo về dịch vụ SEO hcm của Giải Pháp SEO. Hãy để chúng tôi phát triển doanh nghiệp và nâng tầm thương hiệu giúp bạn.


admin

123456

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận