Skip to main content
Google sandbox là gì?

Google sandbox là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách thoát sandbox 2021

Google sandbox là gì mà nhiều seoer chưa có kinh nghiệm thường không biết và hay bị rơi vào sandbox của google. Đây là một tình trạng khá phổ biến hiện nay nhất là hiện tượng ghost spam và copy content đang đang mắc phải ở nhiều website.

Nếu bạn đang bước chân vào con đường seo hoặc là một chủ đầu tư seo thì việc cần tìm hiểu Google sandbox là gì cũng như các vấn đề chi tiết xung quanh vấn đề này vì, nó thật nguy hiểm nếu bạn đã làm seo mà không biết gì về thuật ngữ này.

Google Sandbox là gì?

Để hiểu được Google Sandbox là gì, bạn hãy tìm hiểu về quá khứ cội nguồn cũng như việc phát hiện ra thuật toán này theo các thông tin chi tiết sau đây

Lịch sử hình thành của Sandbox

Vào thời điểm năm 2004, nhiều seoer nhận thấy rằng dù đã nổ lực chỉnh chu và hoàn thành tốt các quy trình trên website rồi mới tung ra nhưng suốt các tháng đầu tiên cũng không thể ngoi lên trong bảng xếp hạng của Google.

Mặc dù trên các công cụ tìm kiếm khác như Bing hoặc Yahoo các website này đã có thứ hạng cao và thậm chí từ khóa được seo có mức độ cạnh tranh thấp nhưng trên Google thì vẫn nằm ngoài top 100.

 

Google sandbox là gì?
Google sandbox là gì?

Lúc này, người seo có thể nhận thấy thời gian sandbox có thể kéo dài vài tuần và thậm chí là vài tháng. Lý do này cho thấy Google muốn đem đến cho người dùng những kết quả tốt nhất vì thế các website mới chưa có độ tin cậy thường bị kìm hãm và thuật ngữ Google sandbox đã ra đời.

Sự phát hiện của thuật toán sandbox trong seo

Đến năm 2011 thì các seoer lại phát hiện thêm hiện tượng Google sandox có biến động lớn khi các website mới của họ không còn được lên top nhanh như xưa.

Một trong các lý do đó chính là thuật toán của Google đã tàn khốc hơn vì để ngăn chặn spam. Hơn nữa, Google cũng muốn dành nhiều thời gian để có thể đánh giá chất lượng các website mới.

Tuy nhiên không phải hầu hết các trường hợp đều rơi vào vùng kìm hạm của Sandbox mà có nhiều content mới cũng được Google cho lên top để test xem nó có phù hợp với khách hàng mong muốn không thông qua việc theo dõi các hành vi truy cập của khách hàng.

Mục đích ra đời của Sandbox

Sau khi hiểu được nguồn gốc cũng như sự hình thành của Google sandbox là gì, bạn hoàn toàn có thể suy ra mục đích của thuật toán này như sau

Giúp người dùng có kết quả tìm kiếm tốt nhất

Google là một nền tảng công  nghệ khổng lồ luôn hướng đến lợi ích của người tiêu dùng vì thế luôn mong muốn người dùng có kết quả tìm kiếm tốt nhất, tránh được các trang web chất lượng thấp nhưng lại vượt top vì mạnh tay trong các thủ thuật seo.

Google sandbox là gì?
Mục đích ra đời của Google Sandbox

Những website kém chất lượng thường được liệt kê là spam vì đặt quá nhiều backlink để liên kết đến trong và ngoài website, mật độ keyword quá dày,…

Phạt hoặc loại bỏ những web kém chất lượng

Lợi thế của Google so với Bing hay Yahoo chính là việc index khá nhanh và điều này đã vô tình giúp các seoer mũ đen có cơ hội để tạo ra các liên kết spam để trỏ về website và đưa website lên một thứ hạng cao trong bảng xếp hạng tìm kiếm. Vì thế điều này từ việc là lợi thế đã biến thành nhược điểm của Google.

Tuy nhiên nếu các website này bị phạt bằng hình thức cấm index vĩnh viễn hoặc không được xếp hạng mà điều này lại do chính đối thủ lợi dụng chơi xấu thì quả thật không công bằng.

Vì thế mà thuật toán Google Sandbox được ra đời để giúp Google có thể theo dõi các website và đưa ra hình thức phạt hợp lý hơn. Từ đó giúp ngăn chặn và thậm chí là loại bỏ các website kém chất lượng đến với người dùng.

Tuy nhiên, bạn đừng hiểu lầm Google Sandbox là một hình thức phạt vĩnh viễn mà nó chỉ là cơ hội để các seoer hoàn thiện lại chất lượng của Website nhằm mang đến lợi ích tốt cho người dùng và cũng đúng với những tiêu chí mà Google đã đặt ra. Vì thế nếu bạn đang có ý định tạo một website kém chất lượng hoặc spam thì đây là hình phạt cấm vĩnh viễn dành cho bạn.

Kiểm tra web có bị sandbox

Nếu bạn chưa biết cách để kiểm tra google sandbox có áp dụng trên website của bạn hay không thì hãy cùng theo dõi cách thực hiện sau đây

Sử dụng các công cụ tìm kiếm khác

Đây là cách làm đơn giản nhất mà nhiều seoer thường dùng đối với các website đã từng lọt vào top 10 trong bảng xếp hạng tìm kiếm của Google.. Bạn chỉ cần dùng các công cụ tìm kiếm khác như Yahoo search, Bing search để kiểm tra thứ hạng của mình và so sánh kết quả đó với kết quả của Google search.

Và nếu kết quả là thứ hạng của website bạn đang đứng ở vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng của yahoo mà lại mất hút trong khoảng thứ hạng 300 – 500 website đầu tiên trên Google thì bạn có thể thấy rằng mình đang bị kìm hãm và quản thúc bởi Google.

Sử dụng công cụ search console

Một công cụ mà được nhiều seoer dùng để check google sandbox cho website đó chính là search console.

Trong mục Security & Manual Action, bạn chọn Manual Action – đây là nơi chứa tất cả thông báo mà về các hình phạt và nguyên nhân khiến cho website của bạn không xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google.

Google sandbox là gì?
Kiểm tra Google sandbox bằng công cụ search console

Nếu như trường hợp bạn thấy thông báo không hề có lỗi nhưng thứ hạng của website cũng không có tiến triển thì bạn hãy kiểm tra lại thuật toán  Panda hay Penguin của Google.

Ngoài các cách chủ yếu trên đây thì bạn có thể sử dụng một số công cụ online khác như Google Webmaster Tool, Google Sandbox and Penalty Checker Tool,…

Nguyên nhân gây ra sandbox cho web

Người ta thường nói “ ai thắt nút sẽ phải gỡ nút” vì thế để tránh được thuật toán Google Sandbox thì bạn phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân khiến website của bạn bị dính hình phạt này.

Nội dung trùng lặp nhau, giống nhau về url

Việc website của bạn có sự sao chép quá nhiều hoặc có các url trùng lặp với các website khác thì ngay lập tức Google sẽ để ý đến bạn ngay.

Tuy nhiên khi cùng mô tả một sản phẩm, một hình ảnh thì sự trùng lặp hoặc na ná về nội dung thì hoàn toàn khó tránh khỏi. Vì thế, bạn hãy khôn khéo tìm cách truyền đạt nội dung một cách khéo léo để không bị đánh giá nội dung của bạn là sao chép hoặc spam.

Website mới mà build quá đà

Khi website của bạn vừa mới thiết kế xong, nội dung chưa được hoàn thiện và chưa thân thiện với Google nhưng bạn lại nóng lòng đầy website lên thứ hạng cao trên bảng tìm kiếm mà bất chấp seo và sử dụng quá nhiều backlink để trỏ về website của mình thì đây cũng là nguyên nhân khiến Google để mắt đến bạn.

Google sandbox là gì?
Nguyên nhân gây ra tình trạng Google sandbox

Backlink lớn trong thời gian ngắn

Một website có nhiều backlink thì hoàn toàn bình thường hiện nay. Tuy nhiên nếu số lượng này tăng lên một cách đột ngột và đặc biệt các backlink này có nội dung kém, bạo lực, nhạy cảm hoặc đã từng bị dính Google Sandbox trước đó.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khiến website của bạn dính Google Sandbox ít phổ biến hơn chính là tối ưu seo on-page kém hoặc do đối thủ chơi xấu

Cách khắc phục website bị sandbox

Khi bạn đã hiểu được Google Sandbox là gì cũng như mục đích và nguyên nhân của nó thì bạn hãy thực hiện ngay các biện pháp sau đây để dừng lại việc này.

Google sandbox là gì?
Cách khắc phục Google sandbox
  • Dừng ngay các thủ thuật seo mũ đen, gỡ các backlink, hidden link. Chăm chút lại từng nội dung backlink và đi backlink bằng tay. Việc này sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian và việc lên top từ từ nhưng khi đã đạt hạng cao thì khó mà tụt hạng.
  •  Tối ưu link nội bộ, hướng người dùng đến những nội dung hữu ích
  • Gỡ bỏ link ở những site vệ tinh kém chất lượng. Một backlink được đánh giá là chất lượng nếu được trỏ từ web cùng lĩnh vực, có nội dung liên quan và lượng truy cập là thực,…
  • Chú trọng hơn đến nội dung website
  • Gửi mail lên google nếu website bị chơi xấu hoặc báo cáo tình hình khắc phục website để bạn nhanh chóng thoát khỏi vùng kìm hãm
  • Bạn phải xây dựng lại sitemap và submit lên Google Search Console và cuối cùng là chờ đợi.

Với những thông tin chi tiết về Google sandbox là gì cùng với nguyên nhân, mục đích và cách khắc phục tình trạng này, hy vọng giúp các bạn tránh được thuật toán này và nhanh chóng thoát khỏi hình phạt này nhé!


Đặng Lê Nam

Anh Đặng Lê Nam được biết đến là CEO & Founder của GPSC - Một trong những hệ sinh thái của Vũ Long Group. Hiện nay anh là một trong những cái tên nổi bật trong ngành Marketing. Điển hình, anh đang là Founder nhiều diễn đàn marketing trong nước, quy tụ nhiều diễn giả và học giả tham gia. Xuất thân là Thạc sĩ chuyên ngành Mạng máy tính và Truyền Thông tại đại học Paris 6 và có hơn 10 năm kinh nghiệm là giảng viên đại học. https://giaiphapseo.com/dang-le-nam

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận