Skip to main content
giải pháp seo

Lý do nên mua Website cũ đã TOP mà không nên xây từ đầu & cách định giá sao cho đúng

Trên  môi trường internet, sở hữu những “tài sản số” – mà ở đây tôi muốn đề cập tới là website sẽ tạo cho doanh nghiệp của bạn được nhiều lợi thế mà kể đến đầu tiên là việc bạn sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn từ đó gia tăng cơ hội bán hàng.

Tuy nhiên bạn cũng cần phải cân nhắc giữa việc tự xây dựng website, sử dụng quảng cáo và đi mua lại những website đã có thứ hạng và traffic.

Trên thế giới việc mua bán website rất phổ biến thậm chí trở thành một ngành kinh doanh, và xu hướng này cũng đang dần phát triển ở Việt Nam khi mà Marketing online ngày càng trở nên quan trọng với doanh nghiệp.

Để SEO một từ khóa lên top bạn cần phải mất 6 tháng đến 1 năm hoặc thậm chí lâu hơn tùy thuộc vào từng lĩnh vực. Đồng thời mất đi cơ hội bán hàng trong thời gian chờ lên top.

Trong khi mua lại một website thì gần như ngay lập tức bạn có thể khai thác những lợi thế hiện có của website đó và khai thác chúng lâu dài.

Nên xem: Chức năng của internal audit là gì?

Định giá một website

Là một doanh nghiệp bạn cần phải nhìn mọi thứ dưới góc độ đầu tư. Bạn sẽ cần phải tính toán giữa việc tự xây dựng một website và mua lại website đã lên top phương án nào mang lại lợi nhuận tốt hơn.

Nếu bạn xây dựng một website mới và SEO với 1 nhân sự thì tối thiểu chi phí của bạn cần trong 6 tháng chưa xét đến tính hiệu quả là.

Bảng 1: Chi phí xây dựng website.

Danh mục Đơn vị Số lượng Đơn giá Chi phí
Website web 1 1.000.000 đ 1.000.000 đ
Nhân sự đ/người/tháng 1 5.000.000 đ 30.000.000 đ
Phát sinh Khác 5.000.000 đ
Tổng       36.000.000 đ

Nếu website của bạn không SEO mà traffic chỉ phụ thuộc vào quảng cáo, thì để có 50 người truy cập 1 ngày, với chi phí mỗi click quảng cáo là 3.000 đ.  Thì mỗi năm bạn bỏ ra chi phí là.

 

Bảng 2: Chi phí quảng cáo Website

  Traffic (người) CPC

( đ)

Chi Phí / tháng

(đ)

Chi phí / Năm

(đ)

Google Ads 18.000 3.000 4.500.000 54.000.000
Website/năm 1.000.000
Tổng       55.000.000

Chi phí quảng cáo (CPC) ngày càng tăng lên chứ ít khi giảm xuống. Có những từ khóa CPC có thể 10.000 đ hoặc 100.000 đ . Tôi lấy 3.000 đ là mức trung bình hiện nay.  Bạn có thể thay đổi chỉ sô CPC thự tế mà bạn đang chạy sẽ chính xác hơn.

Các tiêu chí định giá một website.

Tùy thuộc vào thỏa thuận của 2 bên sao cho thuận mua vừa bán hai bên happy là được. Tuy nhiên để cho công bằng và định giá chính xác một website thì chúng ta cần có những yêu tố giúp định lượng một cách tương đối..

Thông thường có 3 cách định giá website được áp dụng phổ biến hiện nay. Chưa tính đến các yêu tố như giá trị tên miền, thiết kế website hay nội dung trên site.

1. Thứ hạng từ khóa:

Website này đang top 10 với các từ khóa nào?

Nếu là người mua bạn cần phân tích xem để lên top danh sách từ khóa như vậy mình cần tốn chi phí bao nhiêu? chi phí cơ hội bao nhiêu? Rồi đưa ra mức giá tối đa có thể mua được.

Bạn có thể dựa vào Bảng 1 để lập qua dự toán nếu tự xây dựng website mới và SEO từ đầu thì chi phí nhân sự, chi phí viết bài và mua các tài nguyên như Backlink, Guest Post để website có thể lên top. Sau đó so sánh với giá mua website đã có từ khóa lên top.

2. Traffic:

Mỗi ngày ( tháng) có bao nhiều người truy cập website này?

Bạn nên tính traffic dựa trên từ khóa của khách hàng tiềm năng ( nhóm money keywords). Hoặc dựa trên list từ khóa mà nhóm SEO/Marketing của bạn đã nghiên cứu và đề xuất.

Bạn có thể hình dung website có 50 bài viết tuy nhiên lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh thì chỉ có 20 bài viết mà thôi. Nên Giá có thể được tính dựa trên traffic của 20 bài viết này và bỏ qua 30 bài viết không liên quan kia.

Traffic này mang ý nghĩa tiết kiệm cho bạn chi phí quảng cáo như ở Bảng 2 mà mình phân tích ở trên. So sánh chi phí quảng cáo và phí mua website phương án nào tiết kiệm hơn.

3. Doanh thu hiện có:

Doanh thu mỗi tháng ( nếu có) của website này là bao nhiêu?

Bạn có thể tham khảo bảng ước tính lợi nhuận thu được từ website dưới đây.

Chẳng hạn một website với 50 traffic/ ngày. Tỷ lệ chuyển đổi sang khách hàng là 2%. Thì trong lợi nhuận 1 năm bạn có thể thu được lợi nhuận là:

Bảng 2: Ước tính lợi nhuận tiềm năng.

Traffic

Tỷ lệ

chuyển đổi

Khách hàng Lợi nhuận / khách hàng Lợi nhuận
18.000 2% 360 100.000 đ 36.000.000 đ

Bạn cần phải phân tích theo đúng lĩnh vực của bạn. Tỷ lệ chuyển đổi và lợi nhuận/khách hàng của bạn có thể khác nhau nên mức lợi nhuận bạn có sẽ khác.

Giá của một website thông thường được tính trong khoảng từ 5-20 lần thu nhập trung bình (lợi nhuận) mỗi tháng trong 3-6 tháng gần nhất. Chẳng hạn website có thu nhập trung bình 5 triệu đ/tháng. Thì giá bạn có thể là 25 – 100 triệu.

Phương án này mang tính chính xác hơn cả bởi đã có doanh thu thì giống như một khoản đầu tư.

4. Có nguồn backlink báo chí, backlink chất lượng trỏ về:

a) Backlink báo chí

b) Backlink site cùng lĩnh vực chỉ số cao, traffic lớn

5. Có lịch sử website và traffic website tốt, xu hướng truy cập và brand cao.

Tiến hành mua website

Bạn có thể mua website bằng cách liên hệ với chủ website hoặc là qua các kênh trung gian.

Khi tiến hành mua bạn cần phải nắm được quyền kiểm soát về tên miền và hosting. Đồng thời các mã theo dõi của Google Analytics và Search Console để phân tích hiệu quả của website.

Việc mua bán nên có hợp đồng rõ ràng quy định về các chính sách bảo mật thông tin và quyền lợi trách nhiệm của mỗi bên. Để tránh các trường hợp tranh chấp sau này có thể xảy ra.

Khai thác Website sau khi mua.

Website sau khi mua bạn có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Nhưng mục tiêu hướng đến luôn là tối ưu hóa lợi nhuận thu được từ khoản tiền mà bạn bỏ ra.

Có rất nhiều cách để bạn có thể khai thác giá trị của một website, một trong số đó trực tiếp nhất là bán hàng.

1. Lên kế hoạch nội dung cho website.

Bạn cần phân tích lại nội dung hiện có của website và cập nhật thêm các nội dung mới để định hướng khách hàng tới sản phẩm mà bạn đang cung cấp.

Bạn cũng có thể cần thiết kế lại giao diện của website hay đặt các banner quảng cáo về sản phẩm của bạn. Dẫn khách hàng đến với trang Landing Page giới thiệu sản phẩm.

Tham khảo khóa đào tạo SEO tại đây nhé.

2. Tối ưu lại các nội dung hiệu có

Tối ưu các nội dung hiện có trên website, việc này cần tiến hành một cách cẩn thận để tránh làm ảnh hưởng đến thứ hạng từ khóa. Bổ sung thêm thông tin hữu ích cho người dùng.

3. Thu thập danh sách khách hàng.

Traffic is money, Bên cạnh việc giới thiệu và điều hướng khách hàng tới sản phẩm và bạn đang cung cấp. Thì thu thập danh sách khách hàng như Họ tên, Email, số điện thoại…. giúp bạn xây dựng danh sách khách hàng.

Hay tạo ra những e-books, Videos hoặc các chưng trình đào tạo có thể thu hút khách hàng tiềm năng để lại thông tin của họ.

Sau khi có thông tin của khách hàng bạn sẽ cần xây dựng những kịch bản bán hàng, có thể qua Email hoặc Tele-Sales.

4. Thêm live-chat và số điện thoại cho website.

Khách hàng đang tìm hiểu thông tin có thể cần đến tư vấn của bạn, Hãy để live-chat hoặc số điện thoại của bạn trên website giúp khách hàng có thể dễ dàng liên hệ với bạn để được tư vấn. Như vậy bạn có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi từ người truy cập thành khách hàng.

5. Thêm các mã theo dõi nhằm mục đích Re-marketing.

Khách hàng có thể không mua hàng ngay lần đầu tiên vì thế bạn cần phải Re-marketing nội dung bán hàng đến khách hàng nhiều lần. Cài mã re-marketing của Google Ads hoặc Facebook là cách hiệu quả để tiếp cận lại những khách hàng đang có nhu cầu.

6. Dẫn Backlink về site chính.

Bạn hãy xem website mới mua như là một site vệ tính và dẫn backlink về website chính của bạn.

Việc này vừa có thể tăng độ uy tín của website chính với Google đồng thời khéo được lượng người truy cập nhất định về Website chính.

Hoặc bạn cũng có thể bán Guest Post hoặc backlink cho người khác. Giá khoảng 100-500k/bài tùy yêu cầu và độ lớn website của bạn.

Bài viết được trích lại của Bạn Ngọc Anh Blog , thuộc team SEO BEGINNER của Trần Ngọc Thùy


admin

123456

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận